Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất vùng gò đồi thích ứng với biến đổi khí hậu, thời gian qua, huyện Phong Điền đã và đang phát triển đa dạng các loại cây trồng, như: hồ tiêu, cam, ổi, bưởi da xanh… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cũng đã ưu tiên đưa vào trồng thử nghiệm một số loại cây trồng mới trên vùng gò đồi. Nhiều mô hình đã bước đầu khẳng định được tính thích ứng với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương và tính hiệu quả, được người dân đánh giá cao.
Triển vọng từ cây trồng mới
Hiện nay, nhiều người dân trên địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt kém hiệu quả để đầu tư một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt gần đây, cây tràm dược liệu được lựa chọn đưa vào trồng và đang phát triển tốt, hứa hẹn trong tương lai gần loại cây này sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Việc chuyển đổi diện tích đất trước đây chỉ trồng keo, sắn, lạc… kém hiệu quả sang trồng cây tràm dược liệu là hướng đi mới nhưng khá hiệu quả của anh Đặng Quang Thanh ở thôn Hiền An 2, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Anh Đặng Quang Thanh, chia sẻ: “Những năm trước đây, kinh tế của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó cây trồng chính là lúa, sắn, lạc và cây keo lai lấy gỗ… Nhận thấy thị trường cây keo lai ngày càng bấp bênh, trồng nhiều năm mới thu hoạch, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao nên tôi đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.
Tìm hiểu thông tin trên trên các phương tiện thông tin đại chúng đang “sốt” trồng và thu mua cây dược liệu với giá cao, đầu năm 2018, anh Thanh quyết định chuyển đổi 0,5ha diện tích đất trồng keo, lạc của gia đình và mua thêm 0,5ha đất của các hộ dân khác trong thôn để trồng cây tràm dược liệu. Đến nay đã có 50% diện tích đã cho thu hoạch.
Để đảm bảo cho việc trồng cây tràm dược liệu hiệu quả, anh Thanh đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng các khâu làm đất, lựa chọn cây giống… với tổng chi phí bước đầu thực hiện mô hình này khoảng gần 200 triệu đồng. Đánh giá về loại cây trồng này, anh Thanh cho biết: “Cây tràm dược liệu là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và không ảnh hưởng đến yếu tố thời tiết nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thị trường thu mua loại cây này hiện nay với mức giá từ 3,5 đến 4 nghìn đồng/kg và hiện nay loại cây này ở địa phương cũng khan hiếm nên dự báo trong nhiều năm tới khá ổn định”.
Theo anhThanh, muốn trồng cây tràm dược liệu phải lựa chọn loại đất phù hợp, địa thế thuận lợi. AnhThanh cũng dự tính, trong năm thứ nhất, cây tràm dược liệu cho năng suất từ 1-1,3 tấn/ha và đạt trên 3 tấn từ năm thứ ba trở đi; lợi nhuận trung bình mỗi năm có thể đạt từ 130-150 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng cây keo, tràm như trước đây.
Hay tin anh Thanh xây dựng mô hình trồng cây tràm dược liệu có hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc và Đặng Quang Phu, ở thôn Hiền An – Bến Củi, xã Phong Xuân cũng tiến hành triển khai thử nghiệm trồng loại dược liệu này với diện tích 1ha (mỗi hộ trồng 0,5ha). Một số hộ trong xã thấy mô hình cây tràm dược liệu của gia đình anh Thanh, ông Ngọc và ông Phu bước đầu thành công cũng muốn học tập và làm theo.
Ông Trần Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền cho biết: “Thời gian qua, xã khuyến khích người dân trên địa bàn chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng những loại cây trồng phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương. Bước đầu, nhiều hộ dân đã có suy nghĩ tiến bộ, mạnh dạn đầu tư trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu… mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Đối với mô hình trồng cây tràm dược liệu của các hộ dân ở Phong Xuân là những mô hình mới, có nhiều triển vọng”.
Khơi mở tiềm năng phát triển cây dược liệu
Đối với những vùng đất trồng trọt không hiệu quả, việc trồng tràm dược liệu cũng là hướng đi đầy khả quan trên vùng đất gò đồi của huyện Phong Điền. Quá trình thực hiện mô hình cho thấy, cây tràm dược liệu dễ trồng, dễ chăm sóc và không ảnh hưởng đến yếu tố thời tiết, chi phí đầu tư ban đầu không nhiều, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, chính quyền địa phương khuyến khích đối với những hộ đã trồng tràm dược liệu thì tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, những hộ chưa trồng thì nghiên cứu, học tập để trồng loại cây này và một số loại cây khác phù hợp. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương sẽ đề xuất các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất thấp để có điều kiện đầu tư chuyển đổi cây trồng, tăng thu nhập cho gia đình.
“Chủ trương của UBND xã là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng gò đồi theo hướng đa cây; trong đó, tập trung phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững và thích ứng được với biến đổi khí hậu, nhất là trong điều kiện khô hạn. Để có hướng phát triển bền vững, hiện tại, địa phương đang đưa vào trồng thử nghiệm cây trồng mới, đó làcây tràm dược liệu. Quá trình triển khai cho thấy, cây trồng mới này sinh trưởng và phát triển tốt”- Ông Ông Trần Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền cho biết thêm.
Theo đánh giá, vùng gò đồi xã Phong Xuân rất có tiềm năng và để khơi mở tiềm năng này, nhất thiết phải có định hướng phát triển các loại cây trồng phù hợp. Hiện tại, việc phát triển loại cây dược liệu này được xem là hướng đi mới mang lại hiệu quả cho người dân.
Triển vọng từ cây trồng mới
Hiện nay, nhiều người dân trên địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt kém hiệu quả để đầu tư một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt gần đây, cây tràm dược liệu được lựa chọn đưa vào trồng và đang phát triển tốt, hứa hẹn trong tương lai gần loại cây này sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Việc chuyển đổi diện tích đất trước đây chỉ trồng keo, sắn, lạc… kém hiệu quả sang trồng cây tràm dược liệu là hướng đi mới nhưng khá hiệu quả của anh Đặng Quang Thanh ở thôn Hiền An 2, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Anh Đặng Quang Thanh, chia sẻ: “Những năm trước đây, kinh tế của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó cây trồng chính là lúa, sắn, lạc và cây keo lai lấy gỗ… Nhận thấy thị trường cây keo lai ngày càng bấp bênh, trồng nhiều năm mới thu hoạch, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao nên tôi đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.
Tìm hiểu thông tin trên trên các phương tiện thông tin đại chúng đang “sốt” trồng và thu mua cây dược liệu với giá cao, đầu năm 2018, anh Thanh quyết định chuyển đổi 0,5ha diện tích đất trồng keo, lạc của gia đình và mua thêm 0,5ha đất của các hộ dân khác trong thôn để trồng cây tràm dược liệu. Đến nay đã có 50% diện tích đã cho thu hoạch.
Để đảm bảo cho việc trồng cây tràm dược liệu hiệu quả, anh Thanh đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng các khâu làm đất, lựa chọn cây giống… với tổng chi phí bước đầu thực hiện mô hình này khoảng gần 200 triệu đồng. Đánh giá về loại cây trồng này, anh Thanh cho biết: “Cây tràm dược liệu là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và không ảnh hưởng đến yếu tố thời tiết nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thị trường thu mua loại cây này hiện nay với mức giá từ 3,5 đến 4 nghìn đồng/kg và hiện nay loại cây này ở địa phương cũng khan hiếm nên dự báo trong nhiều năm tới khá ổn định”.
Theo anhThanh, muốn trồng cây tràm dược liệu phải lựa chọn loại đất phù hợp, địa thế thuận lợi. AnhThanh cũng dự tính, trong năm thứ nhất, cây tràm dược liệu cho năng suất từ 1-1,3 tấn/ha và đạt trên 3 tấn từ năm thứ ba trở đi; lợi nhuận trung bình mỗi năm có thể đạt từ 130-150 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng cây keo, tràm như trước đây.
Hay tin anh Thanh xây dựng mô hình trồng cây tràm dược liệu có hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc và Đặng Quang Phu, ở thôn Hiền An – Bến Củi, xã Phong Xuân cũng tiến hành triển khai thử nghiệm trồng loại dược liệu này với diện tích 1ha (mỗi hộ trồng 0,5ha). Một số hộ trong xã thấy mô hình cây tràm dược liệu của gia đình anh Thanh, ông Ngọc và ông Phu bước đầu thành công cũng muốn học tập và làm theo.
Ông Trần Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền cho biết: “Thời gian qua, xã khuyến khích người dân trên địa bàn chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng những loại cây trồng phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương. Bước đầu, nhiều hộ dân đã có suy nghĩ tiến bộ, mạnh dạn đầu tư trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu… mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Đối với mô hình trồng cây tràm dược liệu của các hộ dân ở Phong Xuân là những mô hình mới, có nhiều triển vọng”.
Khơi mở tiềm năng phát triển cây dược liệu
Đối với những vùng đất trồng trọt không hiệu quả, việc trồng tràm dược liệu cũng là hướng đi đầy khả quan trên vùng đất gò đồi của huyện Phong Điền. Quá trình thực hiện mô hình cho thấy, cây tràm dược liệu dễ trồng, dễ chăm sóc và không ảnh hưởng đến yếu tố thời tiết, chi phí đầu tư ban đầu không nhiều, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, chính quyền địa phương khuyến khích đối với những hộ đã trồng tràm dược liệu thì tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích, những hộ chưa trồng thì nghiên cứu, học tập để trồng loại cây này và một số loại cây khác phù hợp. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương sẽ đề xuất các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất thấp để có điều kiện đầu tư chuyển đổi cây trồng, tăng thu nhập cho gia đình.
“Chủ trương của UBND xã là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng gò đồi theo hướng đa cây; trong đó, tập trung phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững và thích ứng được với biến đổi khí hậu, nhất là trong điều kiện khô hạn. Để có hướng phát triển bền vững, hiện tại, địa phương đang đưa vào trồng thử nghiệm cây trồng mới, đó làcây tràm dược liệu. Quá trình triển khai cho thấy, cây trồng mới này sinh trưởng và phát triển tốt”- Ông Ông Trần Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền cho biết thêm.
Theo đánh giá, vùng gò đồi xã Phong Xuân rất có tiềm năng và để khơi mở tiềm năng này, nhất thiết phải có định hướng phát triển các loại cây trồng phù hợp. Hiện tại, việc phát triển loại cây dược liệu này được xem là hướng đi mới mang lại hiệu quả cho người dân.